Truyền thống đẹp mừng thọ người cao tuổi của trường THCS Nguyễn Huệ luôn được lưu giữ qua các năm

Từ bao lâu nay mừng thọ cho người cao tuổi đã trở thành truyền thống tốt đẹp trên khắp mọi miền Tổ quốc. Ngay đến những cụ già tóc trắng bạc phơ cũng không biết phong tục mừng thọ có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, đây là nét đẹp truyền thống được lưu truyền từ đời này sang đời khác và trở thành nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt.


       Quan niệm của dân gian có lưu lại, những người được chúc thọ là những cụ cao tuổi, đó là những người được có phúc có đức, được trời ban lộc, có con, có cháu đề huề. Thông thường, 70 tuổi gọi là thượng thọ, 80 tuổi là đại thọ, 90 tuổi là thượng thượng thọ và tròn 100 tuổi là bách tuế hay bách niên chi lão. 

       Tại tiệc mừng thọ, các con cháu cũng thể hiện một phần tấm lòng hiếu thảo bằng những món quà ý nghĩa như bức tranh, bức trướng hoặc đôi câu đối đỏ… Tựu chung lại, những món quà gửi gắm tấm lòng, sự kính trọng của người con, người cháu đối với những thế hệ đi trước.

       Với truyền thống tốt đẹp trên, ngày nay, việc mừng thọ không chỉ diễn ra trong riêng lẻ từng gia đình mà đã được nhà trường, cơ quan quan tâm cũng như tạo điều kiện cho mọi người gặp gỡ.. Thời tiết đầu mùa thu vô cùng mát mẻ, bầu trời cao và xanh ngát. Những tia nắng ấm áp len lỏi qua kẽ lá, chiếu xuống mặt đất. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ và vui vẻ khi ông bà, cha mẹ mình sống tơi tuổi " xưa nay hiếm". Trường THCS Nguyễn Huệ đã tới thăm và chúc thọ cho 02 cụ của gia đình các cán bộ trong nhà trường.

     Nhờ vào sự quan tâm của nhà trường mà mỗi gia đình chúng tôi cảm thấy thật ấm lòng và biết ơn vì trong tương lai, khi cha mẹ chúng tôi hưởng thọ cũng sẽ nhận được sự quan tâm này.

 

 

Đại diện BGH và Công đoàn nhà trường thăm và mừng thọ các cụ cao tuổi

 

     Hoạt động mừng thọ người cao tuổi của trường THCS Nguyễn Huệ dưới sự tổ chức chu đáo của Công Đoàn trường đã giúp lưu giữ truyền thống tốt đẹp giành cho người cao tuổi, để họ thêm động lực tuổi già, để xóa đi cảm giác cô đơn. Đây là dịp để con cháu kính trọng, giữ lễ nghĩa với ông bà, qua đó cảm thấy tự hào về truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của gia đình, dòng họ và của dân tộc Việt Nam.

                                                        CTV- Thúy Hường


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác:
Mới nhất